Thúc đẩy tiềm năng điện mặt trời
Cập nhật lúc: 23/03/2020 16:01 395
Cập nhật lúc: 23/03/2020 16:01 395
Việt Nam, đặc biệt là khu vực Nam bộ và Nam trung bộ, có tiềm năng dồi dào để phát triển hệ thống năng lượng mặt trời. Các dự án năng lượng mặt trời thương mại đã thu hút đươc các nguồn lực kinh tế nhưng hiện vẫn còn đang bị hạn chế do thiếu hạ tầng lưới điện. Chi phí sản xuất điện quy dẫn ( LCOE) đối với điện mặt trời tại Việt Nam đã giảm 106% trong vòng 4 năm trở lại đây, và nguồn cung các dự án và đầu tư lớn hơn so với nhu cầu để đáp ứng mục tiêu quốc gia về điện mặt trời. Theo Tổng sơ đồ điện VII- TSĐ VII, công suất dự kiến đối với điện mặt trời là 850 MW vào năm 2020, 4000 MW vào năm 2025 và 12.000 MW vào năm 2030.
Trên thực tế, sau khi có Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển điện mặt trời, đã có 135 dự án với tổng công suất 8.935 MW được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực. Mức giá mua điện tại Quyết định này là khoảng 2.100 đồng/kWh trong vòng 20 năm đối với dự án vận hành trước tháng 7/2019.
Tới hết tháng 6/2019, đã có gần 4.500 MW điện mặt trời được đưa vào vận hành thương mại, góp phần bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Năng lượng mặt trời chiếm 8,28% công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều giấy phép được cấp cho các công ty chưa có kinh nghiệm xây dựng nhà máy điện ở VN, có nguồn tài chính hạn chế và có các dự án có thể gây tác động tiêu cực đáng kể lên tình hình sử dụng đất cũng như làm giảm an toàn lưới điện truyền tải.
Theo báo cáo năm 2019 của IRENA về “ Nhân rộng năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Quan điểm của ngành điện về các thách thức và cơ hội chính”, VN cần huy động gần 10 tỷ USD đầu tư mỗi năm từ nay cho đến năm 2030 để hoàn thành các mục tiêu đề ra trong quy hoạch phát triển điện hiện tại. Trên khía canh năng lượng tái tạo, bao gồm cả thủy điện, mức đầu tư hàng năm của VN kể từ năm 2012 chỉ đạt trung bình 290 triệu USD, thấp hơn nhiều so với tiềm năng.
Ngày 11/4/2019, Bộ Công thương công bố dự thảo lần 3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, có hiêu lực áp dụng từ ngày 1/7/2019. Khác với biểu giá trước kia đối với tất cả các dự án điện mặt trời, Bộ Công thương đề xuất mức giá khác nhau áp dụng cho các vùng dựa trên tiềm năng bức xạ mặt trời của từng vùng. Vùng 1 bao gồm 28 tỉnh miền Bắc với tiềm năng bức xạ mặt trời thấp; Vùng 2 gồm 6 tỉnh miền Trung với tiềm năng trung bình; Vùng 3 trải dài trên 23 tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ có tiềm năng bức xạ măt trời cao và Vùng 4 gồm 6 tỉnh Nam Trung Bộ có tiềm năng bức xạ điện mặt trời ở mức rất cao.
Giá mua điện mặt trời hòa lưới cũng khác nhau tùy theo mô hình lắp đặt: điện mặt trời nổi, điện mặt trời mặt đất và điện mặt trời trên mái nhà, có hiệu lực đối với các dự án có ngày vận hành thương mại ( COD) nằm trong giai đoạn từ 1/7/2019 đến 31/12/2021. Giá mua được áp dụng trong vòng 20 năm tính từ ngày vận hành thương mại. Các dự án điện mặt trời tích hợp hệ thống lưu trữ áp dụng quy chế riêng và dự kiến giá mua sẽ cao hơn so với điện mặt trời hòa lưới.
Mức thuế suất thậm chí có thể còn thấp hơn, trung bình xấp xỉ 7,5 cent Mỹ nếu mô hình hợp đồng mua bán điện mặt trời được sửa đổi để loại bỏ rủi ro thu hồi vốn cho các nhà đầu tư điện mặt trời, ví dụ như điều khoản về cắt giảm giá và chấm dứt. Khi rủi ro giảm xuống, các tổ chức tài chính- ngân hàng và các nhà quản lý quỹ- sẽ có thể đưa ra lãi suất thấp hơn, đồng nghĩa với chi phí sản xuất điện sẽ giảm xuống. Thêm nữa, khi thị trường phát triển, chính sách ưu đãi thuế có thể bị thay thế bởi chào giá cạnh tranh.
Ngày 19/9/2019, Bộ Công thương đã đệ trình một bộ dự thảo biểu giá cố định (FIT) mới đệ trình Thủ tướng Chính phủ, trong khi vẫn giữ tỷ lệ chênh lệch theo nguồn, đã loại bỏ sự khác biệt trong khu vực. Theo Nhóm công tác điện và năng lượng- Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, cấu trúc thuế suất đồng nhất này đã bị chỉ trích bởi cả các chuyên gia năng lượng và các nhà đầu tư, đặc biệt là những công ty đang phát triển dự án ở các khu vực có cường độ bức xạ mặt trời thấp hơn.
Theo ông Trần Việt Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam, chính sách thuế suất trước đây đã dẫn đến sự tập trung của các dự án năng lượng mặt trời nối lưới ở các khu vực có cường độ chiếu xạ cao, gây quá tải cục bộ và ảnh hưởng đến an toàn của nguồn cung cấp điện. Theo ông Ngãi, giá điện năng lượng mặt trời nối lưới nên thay đổi theo vùng thay vì áp dụng giá mua điện mặt trời chung cho cả nước. Điều này sẽ tránh sự mất cân bằng trong tương lai của các nguồn năng lượng mặt trời, với các dự án tập trung ở một số khu vực và không đầu tư vào những nơi khác. “ Vì vậy, không nên áp dụng giá chung cho năng lượng mặt trời”, ông Ngãi nói.
Gần đây nhất, Bộ Công Thương đã hoàn chỉnh Dự thảo Quyết định theo chỉ đạo tại Thông báo số 402/TB-VPCP ngày 22/11/2019 của Văn phòng Chính phủ (thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp thường trực Chính phủ về Dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam áp dụng từ ngày 1/7/2019). Theo đó, về điện mặt trời nối lưới: Dự án điện mặt trời nối lưới đã ký hợp đồng mua bán điện, đã và đang triển khai thi công xây dựng trước ngày 23/11/2019 và có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến hết ngày 31/12/2020 được áp dụng biểu giá mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới tại điểm giao nhận điện được quy định tại Phụ lục của Quyết định này.
Về giá điện mặt trời mái nhà tại Phụ lục 1 Biểu giá điện, theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tính đến cuối tháng 11/2019, đã có 19.378 hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt trên toàn quốc, tổng công suất 318 MW, tập trung tại khu vực phía Nam (73% tổng số hệ thống). Để đảm bảo việc áp dụng cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà bền vững, phù hợp thực tế triển khai, mức giá khuyến khích cần hợp lý hơn để phù hợp với xu hướng giá công nghệ giảm và giảm sức ép tăng giá điện bán lẻ. Vì vậy, Bộ Công Thương đề xuất lấy mức giá tại vùng III, khu vực trung tâm phụ tải lớn là 8,38 UScent/kWh (tương ứng với khu vực khuyến khích với điện mặt trời nối lưới với mức giá tương đương 7,09 UScent/kWh).
Theo phụ lục biểu giá điện mặt trời: Dự án điện mặt trời nổi có giá 1.758 đồng/kWh, tương đương 7,69 UScent/kWh. Dự án điện mặt trời mặt đất có giá 1.620 đồng/kWh, tương đương 7,09 UScent/kWh. Dự án điện măt trời mái nhà có giá là 1.916 đồng/kWh, tương đương 8,38 UScent/kWh.
Theo VBF, VN cần tập trung vào việc tạo ra các hợp đồng mua bán điện trực tiếp dành cho năng lượng mặt trời có thể giao dịch được. Tuy nhiên, theo quan điểm hiện tại tập trung vào FIT như một phương tiện khuyến khích và chỉ đạo đầu tư, thì thuế suất khu vực cung cấp một công cụ chính sách tốt hơn. Hơn nữa, vì nhiều dự án đầu cơ nếu không được cấp đất dự án, việc đấu giá có thể trở thành một phương tiện hữu hiệu để thiết lập giá mua năng lượng tái tạo.
Nguồn: Vietnam Business Forum
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0