Thu hút đầu tư là động lực phát triển kinh tế - xã hội
Cập nhật lúc: 31/01/2020 10:31 391
Cập nhật lúc: 31/01/2020 10:31 391
Với các chính sách thông thoáng, môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc luôn được đánh giá cao.Tạp chí Vietnam Business Forum đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Độ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc. Ngô San – Hà Thành thực hiện.
Ông có thể cho biết một số thành quả nổi bật trong thu hút đầu tư mà tỉnh đã đạt được?
Tính đến 31/12/2019, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 1.146 dự án, gồm 757 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 86.500 tỷ đồng và 389 dự án FDI từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư 5,5 tỷ USD, đứng đầu là Hàn Quốc với 203 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 2,2 tỷ USD; Nhật Bản đứng thứ hai với 46 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,15 tỷ USD; tiếp đến Đài Loan (Trung Quốc) với 37 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đăng ký 0,94 tỷ USD, còn lại các dự án đầu tư từ Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Italia, Hà Lan, Ấn Độ, Nga, Pháp, Thụy Điển, Hoa Kỳ và Tây Ban Nha,…
Môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc luôn được các nhà đầu tư đánh giá cao, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã quyết định đầu tư vào Vĩnh Phúc như Honda, Toyota, Piaggo, Jawwa,… sản xuất ra những sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho sản xuất hàng vạn lao động, tăng thu ngân sách, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư có uy tín trong nước đã và đang nghiên cứu triển khai các dự án nhằm thúc đẩy phát triển tiềm năng lợi thế trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, nông nghiệp của tỉnh như VinGroup, SunGroup, FLC, T&T.. là minh chứng khẳng định rõ nét về kết quả và thành tựu đạt được của tỉnh trong về thu hút đầu tư.
Năm 2019 được đánh giá là một năm sôi động trong các hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc với nhiều cuộc hội thảo, làm việc và tiếp xúc của lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành với các nhà đầu tư, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Hiệu quả của các hoạt động xúc tiến đầu tư được thể hiện qua kết quả thu hút đầu tư trong năm vừa qua. Cụ thể, tổng vốn đầu tư thu hút trong năm 2019 đối với FDI là 1,16 tỷ USD, gấp 2 lần so với năm 2018.Lũy kế cả giai đoạn 2016-2019 đạt 2,5 tỷ USDđạt vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Kế hoạch 5 năm 2016-2020 đã đề ra, thu hút đầu tư FDI đạt 1,3-1,5 tỷ USD.
Các dự án đầu tư đã đóng góp quan trọng trong kết quả phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh: tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 8,%/năm. Riêng năm 2019 tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,05%, trong đó các dự án đầu tư đóng góp trên 50% giá trị sản xuất của tỉnh; quy mô GRDP theo giá hiện hành đạt 118,4 nghìn tỷ đồng đưa giá trịGRDP bình quân đầu người đạt 102,5 triệu đồng; thu ngân sách đạt vượt mốc 35.000 tỷ đồng (các doanh nghiệp FDI đóng góp trên 65% tổng thu ngân sách nhà nước, riêng Công ty Honda và Toyota Việt Nam đóng góp 58,9% tổng thu ngân sách của tỉnh); giải quyết việc làm trực tiếp cho khoảng 120.000 lao động.
Sự chuyển biến nhanh chóng về kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc một phần là kết quả của định hướng thu hút đầu tư với nhiều biện pháp linh hoạt phù hợp với đặc thù của địa phương để phát triển công nghiệp. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về những điểm nổi bật trong định hướng, các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh?
Giai đoạn 1997 - 2000, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã đề ra phương hướng: "tập trung mọi nguồn lực tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Hướng chủ yếu là phát triển mạnh công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,...".Vĩnh Phúc đã thực hiện chính sách “trải thảm đỏ” và “đi tắt đón đầu”, tập trung ưu tiên các nguồn lực để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Kim Hoa, cụm công nghiệp (CCN) Khai Quang và CCN Quang Minh nhằm tạo quỹ đất thuận lợi về vị trí địa lý để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì vậy đã thu hút được một số dự án quan trọng, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sau này như: Honda, Toyota...
Giai đoạn 2001 - 2005, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005 đã xác định: "đẩy mạnh tiến độ quy hoạch, phát triển các KCN tập trung, trong đó đẩy mạnh quy hoạch, thu hút đầu tư nước ngoài, giải phóng mặt bằng là những ưu tiên hàng đầu". Trong giai đoạn này, Vĩnh Phúc đã có những chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư cho các chủ dự án hạ tầng xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng KCN Quang Minh, KCN Khai Quang, tạo ra bước ngoặt trong việc thu hút các dự án trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí chế tạo, điện - điện tử, sản xuất linh kiện ô tô, xe máy.
Giai đoạn 2006 - 2010, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã xác định: "tập trung phát triển công nghiệp và coi công nghiệp làm nền tảng của nền kinh tế nhằm tạo ra sự tăng trưởng cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tăng thu cho ngân sách nhà nướcvà kích thích các ngành dịch vụ, nông nghiệp phát triển, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn".Giai đoạn này đã thu hút được số vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất kể từ khi tái lập chủ yếu tập trung trong lĩnh vực điện tử, công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất linh kiện điện tử.
Giai đoạn từ 2011 -2015, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã xác định: Phấn đấu đến năm 2015, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.Để thực hiện mục tiêu trên, chính sách của tỉnh là tập trung thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoàisử dụng công nghệ sạch, giá trị gia tăng lớn, tiết kiệm đất, hướng tới các dự án sử dụng công nghệ cao, các dự án công nghiệp hỗ trợ, đẩy mạnh thu hút các dự án trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ nhằm hiện đại hóa nền kinh tế, tạo ra sự phát triển bền vững.
Giai đoạn từ 2016-2020, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã xác định: “Phấn đấu xây dựng Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, du lịch của vùng và cả nước, cơ bản hoàn thành khung đô thị tiến tới trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI”. Theo đó, tập trung thu hút dự án đầu tư vào các KCN hiện có; chủ động quỹ đất để xây dựng các KCN mới theo yêu cầu của thị trường, phù hợp quy hoạch được duyệt;thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án có quy mô lớn, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, linh kiện điện tử; dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các dự án dịch vụ du lịch chất lượng cao…không thu hút các dự án có công lạc hậu, sử dụng nhiều năng lượng, nguy có gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng lao động.
Sau hơn 20 năm tái lập, với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi đột phá cho đầu tư phát triển công nghiệpđã mang lại thành công cho tỉnh Vĩnh Phúc.
Với phương châm “Các nhà đầu tư ở Vĩnh Phúc là công dân của Vĩnh Phúc”, thành công của doanh nghiệp là thành công của tỉnh”, Vĩnh Phúc luôn nỗ lực thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về điều này?
Trong những năm vừa qua, Vĩnh Phúc đã có những nỗ lực rất lớn trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Không chỉ tập trung vào đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu mà tỉnh còn tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, môi trường đầu tư luôn ổn định, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh luôn nằm trong tốp đầu của cả nước, chất lượng cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện (năm 2018 được VCCI đánh giá xếp thứ 03 cả nước về chất lượng hạ tầng).Trong từng giai đoạn cụ thể, tỉnh Vĩnh Phúc có những cách làm và giải pháp cụ thể để cải thiện môi trường đầu, kinh doanh như:xây dựng và triển khai Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI);thành lập cơ quan chuyên trách về xúc tiến đầu tư;thành lập trung tâm hành chính công tỉnh và các huyện, thành phố; thành lập Ban Giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất cấp tỉnh để giải phóng mặt bằng nhanh, tạo quỹ đất sạch cho các dự án;Chú trọng hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ kịp thời giải quyết tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp như thành lập cổng thông tin đối thoại doanh nghiệp - chính quyền nay là đường dây nóng để tiếp nhận và trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp, nhà đầu tư; định kỳ hằng năm tổ chức ít nhất hai hội nghị đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp; duy trì chương trình cà phê doanh nhân vào chiều thứ sáu hàng tuần để các doanh nghiệp gặp gỡ lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành qua đó nhiều khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp được giải quyết kịp thời; Tỉnh cam kết để các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn được hưởng các ưu đãi hỗ trợ ở mức cao nhất theo quy định. Ngoài ra tỉnh còn có chính sách hỗ trợ đối với các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ một số chi phí chuẩn bị dự án như chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư, chi phí lập quy hoạch chi tiết,Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; Ban hành quy định về thực hiện trình tự triển khai các dự án đầu tư theo Luật đầu tư trên địa bàn tỉnh (theo đó giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết so với quy định của pháp luật đối với các thủ tục đầu tư)... Đây là những giải pháp quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh trong giai đoạn 2016-2020.
Sau thời gian “trải thảm đỏ” trong thu hút đầu tư, hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc đang thực hiện thu hút đầu tư theo quy hoạch, có chọn lọc gắn với đảm bảo môi trường sinh thái. Ông có thể nói rõ hơn quan điểm và giải pháp thu hút đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn tới?
Để khai thác, phát huy tối đa các nguồn lực và tiềm năng lợi thế của tỉnh nhằm thúc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ ưu tiên thu hút các ngành nghề đón đầu cách mạng công nghiệp 4.0 như: công nghiệp ICT, kỹ thuật số, kỹ thuật nano, công nghiệp sinh học, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vật liệu mới, dự án dịch vụ du lịch chất lượng cao, giáo dục đào tạo, y tế chất lượng cao.... và các lĩnh vực tỉnh có lợi thế cạnh tranh (cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ ô tô xe máy); tập trung thu hút đầu tư vào các KCN đã hoạt động, tăng tỷ lệ lấp đầy KCN; tiếp tục thu hút các nhà đầu tư hạ tầng KCN, CCN đã được quy hoạch.Không thu hút các dự án có công nghệ lạc hậu, có nguy cơ ô nhiễm môi trường, các dự án tiêu hao năng lượng, thâm dụng lao động lớn.
Mở rộng địa bàn và hình thức thu hút đầu tư nước ngoài vào những thị trường giàu tiềm năng và các công ty đa quốc gia; xác định thị trường trọng điểm Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia thuộc liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, các nhà đầu tư trong nước có uy tín đầu tư tại tỉnh.
Trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn: http://vccinews.vnHôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0