Tăng cường liên kết doanh nghiệp
Cập nhật lúc: 27/04/2020 16:23 432
Cập nhật lúc: 27/04/2020 16:23 432
Là một nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam đứng trước những tác động vô cùng lớn từ hệ lụy của dịch bệnh và cuộc suy thoái toàn cầu. Lực lượng chủ công giữ vai trò duy trì sản xuất kinh doanh trong đại dịch và tái cấu trúc để phục hồi và phát triển sau đại dịch chính là đội ngũ doanh nhân – những vị thuyền trưởng đang đứng mũi chịu sào gần 800 nghìn doanh nghiệp và trên 5 triệu hộ kinh doanh trong cả nước.
Theo kết quả khảo sát của VCCI, nếu tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thì có tới gần 30% số doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động được không quá 3 tháng, 50% doanh nghiệp chỉ trụ được nửa năm. Trên 75% số doanh nghiệp thì báo sẽ phải thu hẹp quy mô lao động và có tới gần 10% số doanh nghiệp phải giảm quy mô lao động tới 50% so với hiện nay. Chỉ có chưa đầy 1% số doanh nghiệp gia tăng lao động. Hệ lụy của xu hướng này sẽ là hàng triệu lao động sẽ có nguy cơ mất việc làm trong những tháng tới đây.
Trước thực tế trên, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, như gói tiền tệ 300.000 tỷ đồng giúp doanh nghiệp thiếu vốn tín dụng, giãn nợ để duy trì hoạt động; Nghị định 41 gia hạn thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, tiền thuê đất với trị giá 180.000 tỷ đồng...
Tuy nhiên, trên thực tế, còn có rất nhiều vấn đề mà DN phải đối phó. Tại Hội nghị trực tuyến giữa VCCI và các hiệp hội DN đầu tháng 4 vừa qua, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, Chính phủ cần cho phép và tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp được tiếp tục sản xuất và lưu thông hàng hóa, đặc biệt là đối với hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Cho phép hoạt động trở lại các doanh nghiệp sản xuất và các công trường xây dựng đang bị đình chỉ hoạt động do bị hiểu sai lệnh yêu cầu cách ly của Thủ tướng ở một số địa phương.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần công bố danh mục các mặt hàng thiết yếu để tạo thuận lợi cho việc sản xuất và lưu thông các mặt hàng này và các hàng hoá dịch vụ có liên quan trong cả chuỗi cung ứng ngay cả trong trường hợp phải siết chặt các biện pháp cách ly và phong toả. Thực hiện triệt để chỉ đạo của thủ tướng, không thanh kiểm tra doanh nghiệp trong thời điểm này và chuyển mạnh tiền kiểm sang hậu kiểm.
Đặc biệt, theo ông Lộc, đối với các ngân hàng thương mại, đề nghị không chỉ tái cơ cấu nợ, giảm chi phí cho vay, không thu phí dịch vụ với khoản giao dịch nhỏ, cần phấn đấu giảm lãi suất cho vay thêm 2% - 2,5% cho từng nhóm khách hàng trong thời gian dịch bệnh. Đối với ngành tài chính, VCCI cũng đề nghị không chỉ giãn, hoãn các khoản thuế thuế như hiện nay, mà còn đề xuất Chính phủ trình Quốc hội miễn giảm thuế thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT và một số loại thuế và phí khác..
"Hiện nay, doanh nghiệp kiến nghị nhiều về việc sửa Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20 và đề nghị thực hiện hồi tố với chi phí lãi vay không được trừ của doanh nghiệp trong các năm 2017, 2018 đối với các giao dịch liên kết. Đây là quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và có thể thực hiện bằng cách giảm các khoản thuế phải nộp của doanh nghiệp trong tương lai để bù trừ. Và chúng ta không phải lo ngại về những tiêu cực có thể nảy sinh trong thực hiện hồi tố khi việc này được thực hiện công khai, minh bạch dưới sự giám sát của xã hội, và thực hiện kiểm toán theo quy định”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Về lao động, tiền lương, theo VCCI, đề nghị không tăng lương tối thiểu trong năm 2021 và dừng thu phí công đoàn đến hết năm 2020 và giảm mức phí công đoàn từ 2 xuống còn 1% ít nhất là trong các năm 2020, 2021. Cùng với đó, dừng và giảm thu của quỹ bảo hiểm thất nghiệp từ mức 1 % xuống 0,5% trong ít nhất trong thời hạn 6 đến 12 tháng
Đồng thời, đề nghị dùng quỹ kết dư quỹ bảo hiểm xã hội để có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp trả lương cho người lao động khi người lao động phải nghỉ việc vì thiếu việc làm, và cũng dùng quỹ kết dư này cộng với nguồn của ngân hàng chính sách xã hội có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất 0% để hỗ trợ cho doanh nghiệp trả lương cho người lao động.
“ Có thể cho phép thực hiện chế độ tiền lương linh hoạt hơn trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. Thực hiện sớm hơn quy định của Luật lao động về nội dung này”, ông Lộc đề nghị.
Liên quan đến logistics, theo Chủ tịch Vũ Tiến Lộc, nên giảm phí cảng biển về mức 50%, và đề nghị Bộ Giao thông Vận tải làm việc với các hãng tàu nước ngoài yêu cầu giảm thu các phụ phí quá cao và bất hợp lý như hiện nay. Trong lĩnh vực vận tải đường bộ đề nghị giãn thời gian thu phí để giảm chi phí BOT.
Trong lĩnh vực du lịch, cho phép dùng 50% tiền ký quỹ du lịch trong năm 2020 để có thể hỗ trợ sản xuất kinh doanh và hoặc giảm 50% tiền ký quỹ du lịch trong các năm 2020, 2021. Nghiên cứu giảm tiền thuế đất cho các ngành khách sạn và các ngành du lịch nghỉ dưỡng… Các pháp hỗ trợ cần triển khai nhanh, bảo đảm hiệu quả và công khai minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình để tránh tiêu cực.
“Chúng tôi cũng đề nghị thực thiện nhanh Chính phủ điện tử và thúc đẩy cải cách thể chế, giảm mạnh và đơn giản hóa thủ tục. Trong bối cảnh như hiện nay , đề nghị miễn thu phí các thủ tục hành chính và các dịch vụ công liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Lộc nói.
Đồng thời, cần phải có chủ trương chính sách để đón đầu cơ hội trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, khi mà dịch bệnh bị đẩy lùi, trong đó thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ là những hướng đi quan trọng. Chắc chắn là chính sách phát triển của các quốc gia sau đại dịch cũng sẽ chuyển dịch nhiều hơn theo hướng này, và Việt Nam không là ngoại lệ.
Có thể nhận thấy, tác động lớn của dịch bệnh COVID-19 xảy ra trong thời gian vừa qua đã cho thấy VN lệ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài cả ở đầu ra của sản phẩm, dịch vụ và đầu vào nguyên liệu, vật tư, thiết bị cho sản xuất. Đây là điểm rất yếu của nền kinh tế Việt Nam.
Về phía cộng đồng doanh nghiệp, theo ông Lộc, đề nghị phải thực hiện ngay các giải pháp cắt giảm chi phí, chú trọng khai thác thị trường trong nước, tăng cường liên kết và phát triển thị trường nội bộ. Hơn lúc nào hết, liên kết doanh nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng. Đồng thời, tranh thủ đào tạo và đào tạo lại nhân viên. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo quỹ bảo hiểm thất nghiệp trợ giúp doanh nghiệp trong công tác này. Cùng với đó, việc tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cấu trúc về chiến lược và quản trị theo hướng phát triển bền vững cũng cần được chú trọng. Tiếp đó là thúc đẩy chuyển đổi số, và thúc đẩy hơn nữa tinh thần khởi nghiệp trong tất cả các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM Chính sách có nhiều nhưng quan trọng là đi vào cuộc sống nhanh nhất, thiết thực nhất, khả thi nhất và có tầm dự báo dự đoán cho các chính sách. Ví dụ như cho giảm thuế, giãn thuế nhưng vẫn tính là có thể năm nay DN sẽ đóng được để đảm bảo ngân sách cho quốc gia thì các chính sách như thế sẽ không khả thi, vì chưa biết lúc nào dịch kết thúc và DN có thể phục hồi được không. Làm sao cho chính sách thực hiện dễ dàng, minh bạch công khai. Dù lĩnh vực ngân hàng đã có nhiều chính sách, nhưng cũng cần từng ngân hàng công khai tiêu chí, đối tượng, tình huống được hưởng ưu đãi, thủ tục, thời hạn giải quyết ,… Có thể chia ra hai nhóm chính sách: Chính sách hỗ trợ khẩn cấp và chính sách ổn định phát triển. Hiện các chính sách chủ yếu tập trung vào các chính sách khẩn cấp, còn các chính sách hướng đến ổn định và phát triển còn hạn chế. Đối với chính sách ổn định sản xuất cũng cần tách ra: chi phí đầu vào, chi phí đầu ra, chi phí trong sản xuất. Những nhóm nào mà Chính phủ có thể can thiệp thì tập trung cắt giảm mạnh nhất (chi phí năng lượng, thuế, thủ tục, mặt bằng, vận chuyển, hải quan). Đối với nhóm chuẩn bị cho hậu covid: khai thông thị trường, mở cửa… cần được bàn sớm. Các chính sách hiện nay nặng về giải quyết tình huống, khẩn cấp. Đối với danh sách các ngành sản xuất dịch vụ thiết yếu, nên đi theo cách chọn bỏ, phải dừng hơn là chọn cho tiếp tục sản xuất. Khi dừng thì nên có chính sách rõ ràng hỗ trợ ngay, hiện mới chỉ bằng các mệnh lệnh hành chính. Đồng thời, cần chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, không theo từng địa phương. Một số tỉnh yêu cầu cách ly người từ HN, HCM, làm ảnh hưởng đến người vận chuyển hàng hóa. Doanh nghiệp phải đối phó với nhiều kịch bản tại nhiều địa phương khác nhau. Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao Hiện DN đang gặp khó khăn, tồn kho cao, chúng ta nên thúc đẩy ủng hộ nhà sản xuất Việt Nam. Bên cạnh đó, cần minh bạch các chính sách, giải trình tiến độ thực hiện… Chính sách chú ý đến ngành thiết yếu, nhưng cũng có một số ngành khác, ví dụ như văn phòng phẩm. Đây có là ngành thiết yếu hay không, vì ngành này cũng gặp khó khăn, và là ngành phục vụ giáo dục nên cần xem xét chuỗi sản xuất, các ngành phục vụ đầu vào cho ngành thiết yếu. Ngoài ra, đang có hiện tượng “ngăn sông cấm chợ” ở một số địa phương. Điều này làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp, hàng hóa lưu thông Đặc biệt, phải giữ chân người lao động, gìn giữ lực lượng lao động qua mùa dịch không tan tác. Lao động là thế mạnh của VN, cố găng gìn giữ và bảo toàn lực lượng lao động để sau dịch bệnh có thể phục hồi sản suất ngay. Chính sách cho người lao động không chỉ là cứu đói tạm thời mà cần đào tạo, đào tạo lại cho người lao động để chuẩn bị cho giai đoạn sau. Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Ngành dệt may có tới trên 90% DN chịu tác động của dịch bệnh. Trong tháng 4 sẽ thiếu 30% việc làm, tháng 5 là 50%. Tháng 6 hy vọng phục hồi nếu dịch được khống chế. Hiện DN dệt may chịu nhiều áp lực, vừa phòng dịch (do số lao động lớn, chỉ cần 1 lao động dương tính, cả nhà máy sẽ đóng cửa) vừa tồn tại duy trì sản xuất (giảm thị trường đầu vào và đầu ra), tìm kiếm thị trường, sản xuất khẩu trang. Cần triển khai nhanh, quyết liệt các chính sách hỗ trợ, nếu chính sách phải thẩm định, kiểm tra… thì có khi đến lúc được hỗ trợ, DN đã phá sản, người lao động đã mất việc làm. Bởi vậy, trước mắt cần dừng ngay đóng BHYT, BHXH, sau đó xem tình hình thiệt hại có thể giảm, miễn cho DN. Giảm chi phí đầu vào cho DN: phí BOT, điện, nước (giảm ngay cho các DN đang hoạt động) Giải pháp lâu dài, cần phát triển công nghiệp hỗ trợ, quy hoạch khu công nghiệp sản xuất dệt; điều chỉnh thuế VAT đối với sản xuất vải trong nước (10%, trong khi nhập khẩu là 0%), giảm tỷ lệ đóng BH thất nghiệp của cả người sử dụng lao động và người lao động từ 1% xuống 0,5%; miễn phí công đoàn năm 2020, sau đó giảm xuống còn 1% từ các năm sau. Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Doanh nhân là một trong những thành phần trong tuyến đầu chống dịch, chống suy giảm kinh tế. Bởi vậy, cần “thuốc bổ” cho sức đề kháng của cộng đồng DN và thuốc đặc trị cho từng ngành. Thuốc bổ thì dễ áp dụng, tránh tình trạng xin cho. Cần giãn thời gian trả nợ 3 tháng cho tất cả các doanh nghiệp. Giãn thời gian nộp thuế TNDN đến quý III/2020. Người lao động cần đồng hành cùng DN, chấp nhận trả một phần lương, còn lại chậm lại, nhưng vẫn đảm bảo đủ sinh sống. Giảm chi phí đầu và phí giao thông. Kêu gọi đồng loạt giảm chi phí thuê mặt bằng cho sản xuất, kinh doanh, không có khuyến cáo thì có người giảm người không. Mở rộng cho phép doanh nghiệp hoạt động trong thời gian cách lý xã hội, không đặt vấn đề ngăn cản, vì không chỉ ngành thiết yếu mà cả nhiều ngành liên quan, để doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất nhưng vẫn bảo đảm công tác chống dịch. |
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0