Đường dây nóng: 0262.3855001
  • Nghị định về đăng ký Tổ Hợp tác, Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã Tải về
  • Nghị định về chuyển đổi Công ty nhà nước được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp Tải về
  • Quyết định ban hành Danh mục dự án trọng điểm thu hút đầu tư của tỉnh đến năm 2025 Tải về
  • Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên hiệ Tải về
  • Quyết định phê duyệt và công bố Chỉ số cảicách hành chính năm 2023 của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Tải về
Thống kê hành chính công

Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2020 và nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh

Cập nhật lúc: 20/01/2020 08:25 374

Sức nóng từ Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 tiếp tục được lan tỏa. Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.

Đây là năm thứ 7 liên tiếp Chính phủ ban hành Nghị quyết về cắt giảm điều kiện kinh doanh, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Năm nay là năm thứ 7 liên tiếp Chính phủ ban hành Nghị quyết về cắt giảm điều kiện kinh doanh, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Những nỗ lực không mệt mỏi

Trong 6 năm liên tiếp từ 2014 đến 2019, Chính phủ liên tục ban hành 5 Nghị quyết cùng mang số 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Kết quả thực hiện các Nghị quyết này đã giúp môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện 30 bậc trên bảng xếp hạng của Doing Business, từ vị trí thứ 99 vào cuối năm 2013 lên vị trí thứ 69 vào cuối năm 2018.

Tuy nhiên, nếu xét riêng trong khu vực ASEAN, Việt Nam vẫn chưa hoàn thành được mục tiêu lọt vào nhóm 4 nước có môi trường kinh doanh tốt nhất, chúng ta vẫn đứng sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Brunei.

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong một hội thảo với chủ đề cải thiện môi trường kinh doanh do VCCI tổ chức cách đây không lâu cũng cho biết, trong năm qua, nhiều bộ ngành, địa phương đã có cải cách đáng kể, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, “cải cách hành chính còn khấp khểnh”.

“Có bộ ngành địa phương làm tốt nhưng còn có những địa phương làm chậm, thờ ơ, không hiệu quả. Việc cải cách trong thuế, tiếp cận tín dụng đã có nhiều tích cực, tuy nhiên ngay cả ở những lính vực có cải cách lớn thì khoảng cách với khu vực vẫn còn xa”, TS Vũ Tiến Lộc nói.

Đáng chú ý, chi phí “lót tay” trong thanh tra, kiểm tra thuế mặc dù có giảm so với năm trước nhưng vẫn có 30% doanh nghiệp cho biết phải trả khoản này cho cán bộ thanh tra.

Nguyên nhân một phần do doanh nghiệp có sai phạm nên muốn “giảm nhẹ tội”. Tương tự, trong việc tiếp cận vốn tín dụng, gần 40% doanh nghiệp được khảo sát cho biết phải “bồi dưỡng” cán bộ ngân hàng nếu muốn được vay vốn.

Thêm vào đó, tình trạng chồng chéo pháp luật cũng là rào cản khiến doanh nghiệp khó khăn trong kinh doanh.

Ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã dẫn ví dụ cụ thể: Theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, dù Luật Đất đai 2013 được sửa đổi nhưng còn chồng chéo các Luật: Đầu tư, Đấu thầu, Kinh doanh… gây khó cho các doanh nghiệp. Như quy định về Quy hoạch sử dụng cấp đất đai tỉnh có kỳ hạn 5 năm, huyện là 1 năm, trong khi kế hoạch của chủ đầu tư mất nhiều thời gian, có khi dự án chưa được thông qua đã phải điều chỉnh. Tương tự, quy định về điều kiện chuyển nhượng các dự án, pháp luật về nhà ở thì tổ chức nhận chuyển nhượng phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước, nhưng pháp luật về đất đai lại quy định phải có đất mới được chấp thuận đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp phản ánh còn nhiều điểm xung đột, chồng chéo và không thống nhất về điều kiện vốn tối thiểu của chủ đầu tư giữa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai; không tương thích về quyền cho thuê tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm giữa Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự; khác nhau về trình tự, thủ tục đầu tư dự án quy mô 5.000 tỷ đồng trở lên giữa Luật Đầu tư, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Luật Xây dựng; không thống nhất về lựa chọn nhà thầu thẩm tra thiết kế, dự toán giữa Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu…

Phải kiểm soát, đôn đốc quá trình thực thi

Nhận thức rõ những vấn đề này, Nghị quyết năm nay sẽ bổ sung các giải pháp tập chung vào giải quyết những vấn đề phải cải thiện nhưng nhiều năm qua vẫn hầu như không có cải thiện với mục tiêu là phải cắt giảm được chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Trọng tâm vẫn là cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật, cải cách điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí trong kiểm tra chuyên ngành và xây dựng Chính phủ điện tử.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng bổ sung giải pháp để đảm bảo rằng các cải cách đã được thực hiện phải được thực thi đầy đủ để tất cả cộng đồng doanh nghiệp có liên quan được hưởng lợi và hưởng lợi đầy đủ. Ví dụ, Nghị quyết 02 yêu cầu các bộ, ngành phải công khai bảng so sánh các điều kiện kinh doanh trước và sau khi bãi bỏ, đơn giản hóa và phải thực hiện ngay trong quý I/2020.

Yêu cầu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực thi đúng, đầy đủ những quy định đơn giản hóa về điều kiện kinh doanh; không tự đặt thêm điều kiện kinh doanh dưới mọi hình thức; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức không thực hiện đầy đủ, đúng các quy định mới về điều kiện kinh doanh.

Thật ra, không chỉ Nghị quyết 02 mà trong nhiều nghị quyết trước đây của Chính phủ cũng đã cụ thể hóa việc giao các chỉ tiêu cho các bộ, ngành để thực hiện nhiệm vụ cắt giảm điều kiện kinh doanh, theo các bộ chỉ số tương đồng với các chỉ số quốc tế.

Ông Đinh Tuấn Minh, Giám đốc nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu các giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội cho rằng, Chính phủ cần phải có một chính sách thưởng/phạt công bằng trong quá trình thực hiện, triển khai nghị quyết, căn cứ vào mức độ hoàn thành của mỗi ngành, mỗi địa phương. Trong Nghị quyết đã đưa ra các yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu giao cho các bộ, ngành; song phải kiểm soát, đôn đốc quá trình thực hiện.

“Cùng với việc ban hành Nghị quyết 02, chúng ta cùng kỳ vọng năm mới 2020, các nghị quyết của Chính phủ đều được thực thi một cách hiệu quả”, ông Minh nhấn mạnh.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp