Đắk Lắk: Đổi mới và nâng cao chất lượng tăng trưởng
Cập nhật lúc: 14/01/2020 13:42 1704
Cập nhật lúc: 14/01/2020 13:42 1704
Việc tập trung thực hiện tái cơ cấu các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trong thời gian qua đã mang lại những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Đắk Lắk. Xung quanh nội dung này, Tạp chí Vietnam Business Forum đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk. Hoàng Nam thực hiện.
Ông đánh giá gì về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua?
Trong giai đoạn 2016-2018 và 6 tháng đầu năm 2019, tỉnh Đắk Lắk phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Song dưới sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và sự ủng hộ của nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá, chuyển biến tích cực và đạt được kết quả trên hầu hết các lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,81%/năm.
Trong thời gian qua thị trường diễn biến khá phức tạp, giá hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh đều giảm. Bối cảnh đó ảnh hưởng như thế nào đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội?
6 tháng đầu năm 2019, mặc dù gặp nhiều khó khăn do giá cả một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh giảm sâu và tình hình khô hạn do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có bước phát triển. Tổng sản phẩm xã hội (GRDP - theo giá so sánh 2010) ước đạt 21.634 tỷ đồng, bằng 38,63% kế hoạch, tăng 6,86% so với cùng kỳ năm 2018. Diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân đạt sản lượng vượt kế hoạch đề ra và hầu hết các lĩnh vực đều tăng so với cùng kỳ năm 2018.
Đâu là những nguyên nhân và động lực giúp tỉnh Đắk Lắk có được những kết quả trên, thưa ông?
Trước hết phải khẳng định, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 3 năm (giai đoạn 2016-2018) và 6 tháng đầu năm 2019 đạt được những kết quả trên là nhờ có các chính sách hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ khó khăn của Trung ương đối với các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp. Đồng thời được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, sự phối hợp có hiệu quả của các bộ, ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Bên cạnh đó là sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy; sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh; quyết tâm cao trong điều hành của UBND tỉnh và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị qua nhiều giải pháp mang tính đột phá, sự đồng lòng của các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Những giải pháp đột phá mà ông muốn nói tới là gì, thưa ông?
Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk tập trung thực hiện tái cơ cấu các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế và tập trung vào những ngành có lợi thế cạnh tranh, tiềm năng của tỉnh để hình thành các ngành, sản phẩm mũi nhọn, chủ lực, đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tăng cường thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển.
Tập trung nguồn lực đầu tư từ các nguồn vốn ngân sách và đẩy mạnh kêu gọi, thu hút đầu tư nguồn vốn ngoài ngân sách để từng bước xây dựng các công trình trọng điểm , thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Quan tâm, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển giáo dục đào tạo, dạy nghề và việc làm. Phát triển hệ thống an sinh xã hội và tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tập trung nguồn lực xóa đói giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.
Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Triển khai đồng bộ cải cách thể thế, cải cách thủ tục hành chính, triển khai có hiệu quả cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Nền kinh tế vẫn còn chứa đựng nhiều rủi ro, vậy trong thời gian đến tỉnh Đắk Lắk tiếp tục có giải pháp gì?
Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, tỉnh Đắk Lắk đã quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong xây dựng và thực hiện chính sách xã hội, coi các chính sách xã hội là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, lâu dài, liên tục, từ đó chủ động đề ra các giải pháp phù hợp nhằm mục tiêu đảm bảo tốt an sinh xã hội, chăm lo cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn. Để đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn và hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh, trong thời gian tới các cấp, các ngành, các địa phương cần phải nỗ lực phấn đấu, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Kế hoạch 5 năm 2016-2020. Trong đó chú tiếp tục chú trọng công tác đào tạo nghề, đổi mới lĩnh vực đào tạo nghề, mở rộng quy mô, tạo mọi cơ hội thuận lợi cho người lao động và thanh niên tiếp cận với các dịch vụ dạy nghề; đa dạng hóa hình thức, phương pháp dạy nghề phù hợp với đối tượng, đáp ứng yêu cầu lao động cho các khu công nghiệp, nhà máy trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Thực hiện hiệu quả, kịp thời Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững...
Trân trọng cảm ơn ông!
Phòng DN, KTTT&TN (Nguồn: http://vccinews.vn/)Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0