Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn ứng cử viên trong xây dựng chương trình hành động phục vụ cho công tác vận động bầu cử
Cập nhật lúc: 27/04/2021 21:35 580
Cập nhật lúc: 27/04/2021 21:35 580
Để giúp cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV (tại tỉnh Đắk Lắk) và những người ứng cử đại biểu HĐND các cấp của tỉnh nắm được các yêu cầu khi xây dựng chương trình hành động để thực hiện vận động bầu cử, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành hướng dẫn và gợi ý một số nội dung giúp những người ứng cử tham khảo trong quá trình xây dựng chương trình hành động phục vụ cho công tác vận động bầu cử sắp tới của các ứng cử viên đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Nội dung hướng dẫn và gợi ý xây dựng chương trình hành động Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tập trung vào 2 nội dung chính gồm:
Thứ nhất là: Thu thập, phân tích đánh giá thông tin, để xây dựng nội dung chương trình mang tính thuyết phục cao, được cử tri chấp nhận, phản ánh đúng tình hình thực tế của địa phương cũng như tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thì người ứng cử cần quan tâm các yếu tố như: Thu thập thông tin nhằm nắm bắt tình hình chung của địa phương, nơi người ứng cử tiếp xúc cử tri, bao gồm như: tình hình về kinh tế, văn hóa, xã hội, lao động, việc làm, các nhu cầu cấp bách của cuộc sống…Các vấn đề cộng đồng bức xúc hiện nay; Các vấn đề đang được giải quyết như thế nào; Số lượng, thành phần, trình độ, giới tính của cử tri trong khu vực bầu cử; Nhóm cử tri nào đông nhất, có ảnh hưởng nhiều đến ứng cử viên; Các nhu cầu, mong muốn và đề xuất của cử tri.
Trong quá trình thu thập, phân tích đánh giá thông tin ứng cử viên cần xác định những nội dung quan trọng: Khi nắm được thông tin, người ứng cử cần phân tích kỹ, xác định nhu cầu, mong muốn của cử tri, đối chiếu với vị trí, năng lực của mình, lựa chọn vấn đề quan trọng phù hợp khả năng mà người ứng cử có thể làm được, giải quyết được hoặc có các giải pháp để thực hiện... từ đó, đưa vào chương trình hành động của mình sẽ mang tính thuyết phục cao.
Thứ hai là: Về bố cục, nội dung chương trình hành động, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn và gợi ý: chương trình hành động gồm 3 phần, phần mở đầu, phần nội dung và phần cuối là kết luận. Trong đó, đối với phần mở đầu ứng cử viên nên giới thiệu ngắn gọn về bản thân và gia đình; vị trí, chức danh chuyên môn của bản thân; Thể hiện hiểu biết về trách nhiệm của một người đại biểu HĐND và mong muốn trở thành đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND. Đối với phần nội dung chương trình hành động của ứng cử viên cần nêu lên một vài nét nổi bật về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, lĩnh vực chuyên môn của người ứng cử; Thể hiện hiểu biết những vấn đề quan trọng mà cử tri cần quan tâm, mong muốn và đề xuất; Đưa ra một số giải pháp mà khả năng mình có thể tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của cử tri.
Đối với phần kết luận chương trình hành động Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn và gợi ý mỗi ứng cử viên cần: Khẳng định quyết tâm trách nhiệm của mình trước cử tri như: Phẩm chất, đạo đức, tính trung thực, tận tụy, tiếp xúc với cử tri, tiếp thu nguyện vọng của cử tri, cũng như đề xuất với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề mà cử tri quan tâm; Bày tỏ mong muốn được cử tri ủng hộ. Và cuối cùng trong chương trình vận động bầu cử ứng cử viên cần có lời cảm ơn các cử tri đã lắng nghe, cảm ơn cơ quan MTTQ đã tổ chức cuộc gặp gỡ tiếp xúc./.
Nguồn: Trang TTĐT UBBC tỉnh Đắk Lắk
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0