Thanh tra Chính phủ kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp công dân
Cập nhật lúc: 19/02/2024 16:43 1541
Cập nhật lúc: 19/02/2024 16:43 1541
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trần Đăng Vinh phát biểu tại cuộc họp với UBND tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Nam Phong
Cần đề phòng các vụ việc KN phức tạp!
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị tổ công tác của TTCP chỉ ra những việc làm chưa tốt, chưa đạt trong TCD để tháo gỡ, hướng dẫn cho địa phương.
Ông Hà yêu cầu Ban TCD của tỉnh, Thanh tra tỉnh và các sở, ngành, UBND huyện, thành, thị báo cáo cụ thể, rõ ràng với tổ công tác của TTCP trong thực hiện công tác TCD. Ông thừa nhận, tình hình KNTC ở địa phương còn phức tạp. “Như vụ việc tại Cty Cà phê Thắng Lợi ở huyện Krông Pắk, tỉnh vừa vận động công dân đang KN, TC ở Trụ sở TCD Trung ương về địa phương và đang đề xuất việc thanh tra toàn diện vụ việc này”, ông Hà nói.
Ông Phạm Văn Sáu, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Đắk Lắk báo cáo tình hình thực hiện pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan trong công tác TCD của tỉnh. Trong kỳ, các cấp, các ngành trong tỉnh tiếp 9.545 lượt công dân đến KN, TC, kiến nghị phản ánh với 8.698 vụ việc. Trong đó có 42 đoàn đông người với 653 lượt người. Các nội dung KNTC, kiến nghị, phản ánh thông qua công tác TCD đã được các cấp các ngành có biện pháp xử lý giải quyết kịp thời. Đối với những vụ KN, TC đông người, phức tạp, kéo dài, UBND tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm, đã hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp, không để phát sinh “điểm nóng”. Công tác giải quyết KNTC đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; góp phần đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự án toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Ông Phạm Văn Sáu cho biết, hàng năm các cơ quan, địa phương của tỉnh đều ban hành kế hoạch về tăng cường TCD, giải quyết KNTC. Bố trí trụ sở, địa điểm, cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động TCD. Khi tiếp nhiều người cùng KNTC, cán bộ TCD đã lắng nghe, tiếp nhận các thông tin, tài liệu của công dân. Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị thì xem xét thụ lý. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
“Qua thanh tra cho thấy, thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tương đối tốt công tác TCD, giải quyết KNTC”, ông Sáu nói.
Người đứng đầu phải quan tâm thực hiện công tác TCD theo luật định!
Tổ công tác của TTCP đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk thông tin, chế độ bồi dưỡng cho các bộ TCD đã thực hiện đúng quy định chưa?
Tổ công tác góp ý rằng, trình độ dân trí của người dân ngày càng cao, do đó không thể TCD sơ sài. Tới đây, Đắk Lắk nguy cơ tiềm ẩn nhiều vụ việc KN, TC phức tạp, cần phải quan tâm giải quyết dứt điểm.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trần Đăng Vinh đề nghị lãnh đạo nhiều sở, ngành, UBND huyện, thành phố, thị xã của Đắk Lắk báo cáo trách nhiệm của người đứng đầu khi TCD.
“Qua TCD, chúng ta không chỉ bảo đảm cho công dân thực hiện quyền hiến định theo quy định của pháp luật về KNTC mà còn hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của người dân và có thêm thông tin quan trọng phục vụ công tác quản lý nhà nước. Các cơ quan khi TCD có khó khăn, vướng mắc gì cần điều chỉnh thì báo cáo TTCP vì chúng tôi muốn lắng nghe tiếng nói từ cơ sở”, Vụ trưởng Trần Đăng Vinh gợi mở.
Ông Nguyễn Đức Quang, Phó ban Tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk cho biết, việc TCD của các cơ quan, địa phương của tỉnh được thực hiện đúng quy định, từ TCD định kỳ, thường xuyên, đột xuất, đều có quy chế, quy định rõ ràng, sau khi TCD có ra thông báo kết luận, chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và giao cho cơ quan chức năng thực hiện. Về chế độ cho cán bộ làm công tác TCD, đều được quan tâm triển khai thực hiện và đã chi trả đầy đủ, thậm chí trang bị cả trang phục cho cán bộ TCD.
Ông Quang nêu khó khăn rằng, có công dân KN không thành, chuyển sang TC. Có trường hợp công dân gửi thẳng ra ngoài Trung ương. Ban TCD đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ra thông báo không tiếp và không nhận đơn nữa.
Ông Quang đề nghị tháo gỡ, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định người đứng đầu được ủy quyền TCD, nhất là đối với Chủ tịch UBND tỉnh vì chức danh này phải quản lý, điều hành rất nhiều công việc quan trọng khác. Nếu không ủy quyền cho cấp phó TCD thì rất khó đảm bảo tính khả thi.
Ông Hà Văn Ương, Phó trưởng phòng TCD 1, Ban TCD Trung ương giải thích, TCD ở địa phương là giải quyết hết việc chứ không phải giải quyết hết thẩm quyền. Có những vụ việc chuyển ra, Ban TCD Trung ương yêu cầu trả về, có văn bản đề nghị UBND tỉnh báo cáo kết quả giải quyết KNTC nhưng nhiều địa phương vẫn không báo cáo.
Ở góc độ địa phương, bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó Chủ tịch huyện Krông Pắk, Đắk Lắk cho hay: Việc TCD của địa phương khá tốt, có những dự án địa qua địa bàn, lãnh đạo đến trực tiếp hiện trường để TCD, không chỉ 2 lần/tháng như quy định mà có thời điểm tiếp 4-6lần/ tháng.
Bà Trinh cũng cho hay, ở địa phương có vụ việc của Cty Cà phê Thắng Lợi, việc KN kéo dài, chưa được xử lý dứt điểm, dù họp rất nhiều lần. “Chúng tôi đề nghị thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa của Cty Cà phê Thắng Lợi để ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn”, bà Trinh nói.
Ngoài huyện này, các sở TN&MT, NN&PTNT, Công an tỉnh Đắk Lắk, UBND thành phố Buôn Mê Thuột, thị xã Buôn Hồ cũng báo cáo việc TCD diễn ra đầy đủ, đúng quy định.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trần Đăng Vinh ghi nhận ý kiến những các sở, ngành, huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Đắk Lắk trong công tác TCD. Đồng thời cho biết, việc thực hiện trách nhiệm người đứng đầu gắn với giải quyết KNTC đã được Chủ tịch UBND và các sở ban ngành của tỉnh quan tâm triển khai thực hiện, nhận thức được trách nhiệm và việc TCD có chuyển biến tích cực. Vai trò của cơ quan Ban TCD cấp tỉnh, cấp huyện trong tham mưu cho lãnh đạo cùng cấp thực hiện đã được chấn chỉnh, phát huy. Thanh tra tỉnh đã có những ưu điểm, bám sát quy định của pháp luật về TCD, thực hiện đúng vai trò của mình trong quản lý nhà nước và trực hiện công tác TCD theo luật định
Giải thích việc Luật TCD không ủy quyền cấp phó, Vụ trưởng Trần Đăng Vinh nhấn mạnh, luật đã nêu rất rõ, thể hiện quyết tâm chính trị của của Đảng và Nhà nước là yêu cầu người đứng đầu phải thực hiện trách nhiệm trực tiếp TCD. Trường hợp không tiếp được thì phải dời lịch sang ngày hôm sau. Những khó khăn trên thực tế trong thực hiện quy định này thì tổ công tác ghi nhận để nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện pháp luật về TCD.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế cũng đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk có thái độ quyết liệt, cứng rắn đối với những địa phương có biểu hiện né tránh, thiếu trách nhiệm; tỉnh cần quan tâm đến vấn đề đất đai thuộc nông lâm trường; tiếp tục rà soát, giải quyết các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài, quan điểm là giải quyết chấm dứt chứ không phải giải quyết hết thẩm quyền. Đề nghị quan tâm đến cán bộ tiếp công dân, bố trí người có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, giải quyết đầy đủ chế độ, chính sách theo quy định"
Qua buổi làm việc, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk ghi nhận, tiếp thu các ý kiến của tổ công tác của TTCP.
“Thời gian tới, chúng tôi kiến nghị TTCP thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác TCD để kịp thời nắm bắt, thực hiện tốt công tác này thời gian tới".
Đồng thời ông Hà quán triệt các sở, ngành, huyện, thị phải báo cáo đầy đủ rõ ràng số liệu, kết quả TCD, giải quyết KNTC trên địa bàn./.
Theo thanhtra.com.vn
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0