Tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Cập nhật lúc: 28/10/2020 12:57 1122
Cập nhật lúc: 28/10/2020 12:57 1122
Thực hiện Thông báo số 46/TB-VPCP ngày 12/02/2020 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội; nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh, bảo đảm đúng quy định của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản có liên quan; góp phần hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo nhất là khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, phức tạp, kéo dài; ngày 03/4/2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 2825/UBND-NC yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo”, Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Quyết định số 1849/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ đạo giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài; Kế hoạch số 1248/KH-TTCP ngày 26/7/2019 của Thanh tra Chính phủ về phối hợp tổ chức tiếp công dân phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Thông báo số 202/TB-VPCP ngày 31/5/2018 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp, kéo dài; Chỉ thị số 05-CT-UBND ngày 22/3/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan. Phải xác định công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên, là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và của cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; các khiếu nại, tố cáo phải được xem xét, giải quyết với tinh thần trách nhiệm cao, đúng pháp luật; lấy kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là tiêu chí đánh giá năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương, người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ.
Tăng cường tổ chức đối thoại và tái đối thoại với công dân khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở để hạn chế công dân khiếu kiện vượt cấp lên tỉnh và Trung ương. Thường xuyên liên hệ với Ban Tiếp công dân tỉnh để nắm tình hình về khiếu nại, tố cáo của công dân; tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh (khi có yêu cầu).
Chủ động, tích cực trong công tác kiểm tra, rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch số 01/KH-TCT ngày 10/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 363/KH-TTCP ngày 20/3/2019 của Thanh tra Chính phủ. Các vụ việc mới phát sinh cần phải giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở.
Trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Tiếp Công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo xảy ra trong phạm vi quản lý của ngành, địa phương để giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền. Đặc biệt, khi phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, vụ việc khiếu nại, tranh chấp về đất đai, bồi thường, giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất thì phải tập trung chỉ đạo, giải quyết ngay từ cơ sở, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, không để phát sinh thành “điểm nóng”, gây phức tạp về an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, phải làm rõ nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo để rút kinh nghiệm, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước; xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, cán bộ, công chức đã ban hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính trái pháp luật.
Khi có công dân khiếu nại, tố cáo vượt cấp phải phân công, bố trí người có đủ thẩm quyền phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trực tiếp vận động, thuyết phục công dân, có biện pháp đưa công dân trở về địa phương giải quyết; đồng thời, phải có kế hoạch chỉ đạo giải quyết nhanh chóng, kịp thời, dứt điểm không để kéo dài. Đối với các trường hợp kích động, lôi kéo công dân khiếu kiện đông người hoặc lợi dụng khiếu nại, tố cáo, để gây rối thì chủ động phối hợp với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền có biện pháp xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật./.
Nguồn: Thanh tra tỉnh
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0